Những xu thế công nghệ cho giáo dục.

Những xu thế công nghệ cho giáo dục 

Công nghệ phát triển, giáo dục cũng phát triển theo theo xu hướng số hóa, mở ra những cơ hội mới, những phương pháp và cách thức học tập mới cho cả người học và người dạy. Cùng Đại Nam tìm hiểu về 5 xu thế công nghệ cho giáo dục thời đại 4.0 nhé.

1.NỀN TẢNG SỐ CHO GIÁO DỤC.

Năm 2012, UNESCO đã khuyến cáo về xu thế và khả năng giáo dục vượt ra khỏi những bức tường lớp học và nhà trường truyền thống để vươn tới một không gian giáo dục “suốt đời” và “hướng vào cuộc sống, tạo cơ hội giáo dục cho mọi người.

Các nền tảng hạ tầng cơ sở giáo dục trên nền tảng Internet, Big Data mang lại nhiều cơ hội và khả năng to lớn giúp cho việc tái tạo, sáng tạo ra tri thức, chia sẻ thông tin. Từ đó giúp người học trở thành trung tâm của mạng lưới học tập mang tính xã hội. 

Những xu thế công nghệ cho giáo dục

2.NGƯỜI DẠY SỐ

Với sự phát triển và bùng nổ của công nghệ, cho phép người học có thể tiếp cận nguồn thông tin khổng lồ trong nhiều lĩnh vực, phong phú về định dạng, vượt ra khỏi khuôn khổ nhà trường và các kiến thức mà giáo viên cung cấp. Điều này đặt ra yêu cầu mới về đội ngũ giáo viên- những người có vai trò là nhà kết nối giữa nhà trường và người học. Đây cũng chính là cơ hội và thách thức đối với các cơ sở đào tạo giáo viên thế hệ mới, những người sẽ làm chủ các công nghệ giáo dục.

Trên nền tảng công nghệ, người dạy thực hiện vai trò kết nối tức thời người học với nguồn dữ liệu, kết nối cộng đồng người học với nhau, các chủ thể liên quan và với các môi trường học tập mới giàu tính trải nghiệm. Đồng thời chính “thầy giáo số” cũng là người sẽ hỗ trợ người học tiếp cận, chấp nhận và truyền cảm hứng cho người học để sử dụng công nghệ tiếp cận với những phương pháp học tập thông minh.

Người dạy số

3.NGƯỜI HỌC SỐ

Theo cùng xu hướng phát triển của khoa học công nghệ, người học ngày càng tự do hơn trong định hướng và lựa chọn nội dung theo nhu cầu và quá trình học tập. Công nghệ sẽ hỗ trợ và cho phép người học có thể tìm kiếm, đóng góp, chia sẻ, xử lý dữ liệu, biến họ thành “người đồng sáng tạo tri thức mới” để đóng góp vào “trí thông minh của nhân loại”.

Quá trình số hóa và bình đẳng trong tiếp cận giáo dục số thúc đẩy mạnh mẽ mạnh mẽ hoạt động tạo ra nội dung tri thức, biến các nội dung dạy học theo những định dạng thông thường trước đây thành các gói siêu dữ liệu, nội dung đi động bằng các phương thức khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội thông tin. 

Người học số

4.HỌC LIỆU SỐ

Hiện nay cùng với sự bùng nổ của công nghiệp nội dung số, lĩnh vực giáo dục nói chung và phát triển học liệu số nói riêng đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ. Các nguồn dứ liệu thông tin, nội dung kiến thức giáo dục đầu vào được số hóa và chuyển giao dông cụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về “đa dạng hóa giác quan” và tương tác mạnh cho người học. 

Không chỉ dừng lại ở việc “số hóa văn bản”  hay “học liệu mở” như trước đây, các ứng dụng “game hóa” tăng cơ hội nhập vai và những người học vào các môi trường thực-ảo để giải quyết vấn đề; mô phỏng thực tế 3D, hoạt hình, tạo ảnh, tạo video, bài giảng bằng trí tuệ nhân tạo, E-book tương tác…. đã giúp học liệu số không chỉ để cung cấp thông tin, nội dung học tập mà còn tăng khả năng tương tác giữa những người học với nhau.

Học liệu số

5.MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP SỐ.

Việc áp dụng các nền tảng số trong giáo dục tạo ra các cơ hội để kết nối hạ tầng trong mọi lĩnh vực, mọi khâu của quá trình giáo dục và đào tạo, tăng khả năng tương tác và sự linh hoạt cho người học trong không gian và thời gian thực-ảo, môi trường học tập thực-ảo dựa trên nền tảng số.

Dự báo trong thời gian tới, môi trường học tập ngày càng được số hóa, tạo nên chuỗi hệ sinh thái giáo dục đổi mới và sáng tạo. 

Môi trường học tập số