So sánh màn hình tương tác Gaoke và màn hình tương tác Prospace

Bạn đang cần tìm một giải pháp thông minh cho việc dạy học, thuyết trình, hội họp? Bạn đang cân nhắc hiện đại hóa trang thiết bị của mình? Hay đang băn khoăn lựa chọn giữa hàng trăm thương hiệu thiết bị tương tác và rất nhiều đơn vị phân phối khác nhau?

Chúng tôi hiểu rằng bạn cần một giải pháp mang tên màn hình tương tác để giải quyết những vấn đề này. Bài viết dưới đây, Đại Nam sẽ cùng bạn đọc so sánh màn hình tương tác Gaoke và Prospace để giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 thương hiệu này và có sự lựa chọn phù hợp nhất. 

Xét về thương hiệu, Gaoke có xuất xứ Trung Quốc, hiện đang có trụ sở tại Đức, còn Prospace có xuất xứ từ Hàn Quốc. 

Dù vậy, Gaoke đã có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và phân phối thiết bị tương tác. Các sản phẩm của Gaoke được sử dụng hoàn toàn dây chuyền công nghệ hiện đại của Đức, được xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia trên thế giới. Cũng bởi vậy, Gaoke đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. 

Đối với Prospace của thương hiệu PKLNS chỉ mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam nhưng cũng gây ấn tượng khi các sản phẩm của hãng này luôn được trang bị công nghệ hiện đại nhất. Dù xuất hiện sau Gaoke nhưng Prospace cũng đang tạo được niềm tin và hình ảnh của mình trong tâm trí khách hàng.

Để có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về 2 thương hiệu này, Đại Nam sẽ phân tích qua 5 yếu tố:

  1. Cảm ứng, viết vẽ

Cả màn hình tương tác Gaoke và Prospace đều được trang bị công nghệ cảm ứng hồng ngoại đa điểm, hỗ trợ lên đến 10 điểm chạm, cho phép nhiều người tương tác, chấm chạm đồng thời mà vẫn đảm bảo sự mượt mà của từng nét vẽ, thời gian cảm ứng nhanh, độ trễ thấp, màn hình tương tác thông minh này giúp người dùng có những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Những chức năng cơ bản như viết vẽ, cắt dán, ghi chú, tẩy xóa đều được hỗ trợ, giúp bạn soạn thảo giáo án thông minh, giảng dạy dễ dàng và thuyết trình ấn tượng hơn.

Ưu điểm của màn hình tương tác Prospace so với Gaoke đó là Prospace được trang bị chức năng ghi chú mọi lúc mọi nơi mà không cần thêm bất kỳ phần mềm nào bên ngoài. Điều này giúp người dùng có thể đóng băng màn hình bất kỳ lúc nào, dù bạn đang dùng hệ điều hành của màn hình hay đang kết nối với một màn hình khác. Bạn hoàn toàn có thể viết vẽ trên mọi định dạng mà không làm thay đổi tài liệu gốc.

2. Thiết kế, giao diện và khả năng hiển thị.

Nói đến thiết kế, vì Prospace có xuất xứ Hàn Quốc, nên được chú trọng nhiều về hình dáng. Các sản phẩm của Màn hình tương tác Prospace được chỉnh chu từ những đường viền làm bằng kim loại, tạo nét trên màn hình, cho đến cổng kết nối, nút bấm, khe cắm, đều cho thấy sự tinh tế, mang đến sự tiện lợi cho người dùng. 

Tuy nhiên Gaoke cũng không để bị vượt mặt với những thiết kế vô cùng đơn giản, nhưng không kém phần tinh tế, sang trọng và hiện đại, tạo được sự ấn tượng với người dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên. 

Xét về khả năng hiển thị, đa số các dòng màn hình tương tác hiện nay đều được trang bị độ phân giải 4K, mang đến những hình ảnh chất lượng cao, màu sắc tự nhiên, video vô cùng sinh động và chân thực. Tuy nhiên, nói về độ sắc sảo trên từng chi tiết thì Gaoke có phần “nặng ký” hơn Prospace vì tạo ra những hình ảnh sinh động và chân thực hơn nhiều, tạo được ấn tượng cực kỳ lớn đối với người dùng.

3. Khả năng kết nối.

Xét về khả năng kết nối thì cả màn hình tương tác Gaoke và Prospace đều được trang bị kết nối có dây, thông qua các cổng như HDMI, VGA, USB, giúp bạn kết nối các thiết bị có sẵn của mình với màn hình một cách dễ dàng, từ đó có thể hiển thị và chỉnh sửa nội dung trực tiếp trên màn hình cảm ứng. Điểm khác biệt của Prospace đó là  dòng N Series của ProSpace có thể hiển thị 2 thiết bị cùng lúc và tương tác cùng lúc. Trong khi đó, ProSpace K và P Series cũng như Gaoke có thể kết nối cùng lúc nhiều thiết bị và chuyển đổi cho nhau.

Về khả năng kết nối có dây, Gaoke có thể kết nối và hiển thị đồng thời 6 thiết bị khác nhau. Còn Prospace thì luôn đảm bảo được tốc độ kết nối nhanh gọn và chính xác. Cả 2 dòng màn hình này đều chưa được trang bị chức năng điều khiển thị bị khác từ xa, một số dòng của màn hình tương tác ProSpace cũng đã được trang bị tính năng này nhưng chưa được ra mắt tại Việt Nam.

4. Phần mềm và hiệu năng sử dụng.

Với hệ điều hành Android, màn hình tương tác Gaoke và Prospace đều được trang bị kho ứng dụng khổng lồ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng miễn phí, tạo cho mình một hệ sinh thái ứng dụng riêng, thân thiện và dễ dùng. Về khả năng lưu trữ thì Prospace đang chiếm ưu thế với option gia tăng bộ nhớ cực lớn, hỗ trợ người dùng tối đa cho hiệu năng sử dụng của người dùng. Ngoài ra thì ProSpace cũng được trang bị thêm những tính năng cao cấp như khả năng tự điều chỉnh độ sáng bảo vệ mắt người dùng, chức năng hỗ trợ tạo giáo án, hỗ trợ tương tác nhiều thiết bị một cách mượt mà hơn so với các thiết bị khác.

5. Giá cả.

Xét về mức giá, màn hình tương tác Prospace đang nằm trong phân khúc cao cấp, nên giá cao hơn so với Gaoke. Màn hình tương tác Gaoke sẽ là sự lựa chọn cho những người cần sử dụng ít tính năng hơn, không yêu cầu nhiều và có ngân sách hạn chế. Bạn nên cân nhắc đến các yếu tố về nhu cầu sử dụng, khả năng chi trả để có thể lựa chọn cho mình thiết bị phù hợp.

Hiện nay Đại Nam đang là đơn vị phân phối độc quyền màn hình tương tác Gaoke và Prospace tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng với mức giá ưu đãi và các chính sách đi kèm hấp dẫn nhất.